Get your own Chat Box! Go Large!


hello

welcome to bach khoa family

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Hai sinh viên gom "rác" xây giấc mơ đại học

Ngày lại ngày, dù nắng hay mưa, cứ đến giờ là hai người luân phiên đi làm. Mỗi ngày làm công việc nặng nhọc và “thiếu thiện cảm” này, họ được trả thù lao 30.000 đồng.

5h sáng, Cẩm Vân uống vội cốc nước lọc rồi lọc cọc đạp xe đến đội vệ sinh thu gom rác dân lập ở phường 6, quận Tân Bình, TP HCM. Khoác vội bộ đồ lao công, cô cùng hai người phụ nữ đẩy chiếc xe chở rác xộc xệch, hôi hám len lỏi vào những con hẻm nhỏ bắt đầu cho một ngày thu gom rác.

Cơn mưa tối qua làm cho công việc của nhóm phụ nữ lao công vệ sinh thêm tồi tệ. Những bịch rác sinh hoạt bị những người nhặt ve chai xé tung, đào xới bỏ lại giờ trộn lẫn nước mưa trở thành một thứ hỗn tạp nặng mùi xú uế. “Công việc này nặng nhọc và bẩn thỉu lắm. Ngày đầu thử đi làm tôi đã định bỏ cuộc nhưng lại nghĩ đến chi phí học hành, đến gánh nặng tài chính gia đình, đành phải cắn răng làm tiếp”, vừa ném bịch rác nhầy nhụa, lỏng bỏng nước mưa vào xe Cẩm Vân nói và đẩy chiếc xe đầy rác nặng nề nhích dần qua từng con hẻm chật chội: Nghĩa Hòa, Dân Trí, Đất Thánh, Hưng Hóa…

9h sáng, chiếc xe rác cuối cùng trong ngày của nhóm phụ nữ lao công vệ sinh cũng được đẩy về đường Đất Thánh chờ xe đến lấy rác. Trút vội bộ đồ lao công, quệt dòng mồ hôi nhễ nhại trên trán, Cẩm Vân kết thúc ngày làm việc sau khi đã đẩy 5 xe rác qua hơn chục con hẻm về bãi tập kết..

Ở tổ thu gom rác dân lập này không chỉ có mỗi Cẩm Vân mà còn có Kiều Vân, sinh viên ĐH Kinh tế TP HCM. “Chúng tôi chia nhau công việc, sẻ chia tiền thù lao để có thu nhập chi trả hằng tháng”, Cẩm Vân thổ lộ.

Cẩm Vân sinh ra và lớn lên nơi một vùng quê nghèo ở Cần Thơ. Bố mẹ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời với ba công ruộng trồng lúa để nuôi 6 người con ăn học, nhưng hai năm rồi tiền bán lúa gia đình không đủ trả nợ vật tư. Ngày bước chân vào ĐH, Vân tự nhủ dù có khổ đến mấy cũng phải vừa học vừa làm để đỡ đần cho bố mẹ. Ngoài giờ học, Vân tranh thủ làm đủ mọi việc từ phát tờ rơi, gia sư, nhận làm hàng gia công… cho tới làm thu gom rác như bây giờ để kiếm tiền trang trải việc ăn học.

Vân bùi ngùi: “Lúc đầu cũng ái ngại và mặc cảm lắm. Không ngại nặng nhọc vì xuất thân là con nhà nông, chỉ cảm thấy buồn khi một số người có cái nhìn, lời nói thiếu thiện cảm và khinh thường những người làm công việc này. Tuy nhiên, cũng có những người thông cảm, chia sẻ với mình”.

Bà Nguyễn Thị Anh Thư, nhà thầu rác nơi Cẩm Vân đang làm việc, cho biết: “Thật sự lúc hai cô sinh viên đến xin việc tôi rất ngỡ ngàng và không muốn nhận. Tôi không ngại họ làm không được mà chỉ không muốn họ phải làm công việc năng nhọc này”. Thế nhưng khi nghe hai cô sinh viên trình bày hoàn cảnh gia đình, cũng như muốn kiếm tiền để đi học bà đã cảm thương mà chấp nhận. Theo bà Thư, một ngày tổ của Vân (gồm ba phụ nữ) phải gom rác sinh hoạt cho 500 hộ gia đình trong khu phố. Cứ mỗi ngày đi làm Cẩm Vân được thù lao 30.000 đồng. Bên cạnh đó, mỗi tuần Vân còn được chia vài chục ngàn tiền ve chai và mỗi tháng 200.000 đồng “tiền hỗ trợ ăn học” từ bà thầu rác tốt bụng.

cảm tạ Chúa vì chúng ta thật may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều người. đừng phung phí tuổi xuân, thời gian, tiền bạc cho những điều vô ích, nhưng hãy sử dụng những điều đó thật ích lợi cho Chúa, cho người khác và cho chính mình các bạn nhé.

God love you all.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét